Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ so sánh với giá trị tham chiếu, kết hợp với thăm khám lâm sàng để chẩn đoán xem người bệnh có đang mắc bệnh lý nào không. Từ đó có định hướng cận lâm sàng chuyên sâu, phương pháp điều trị, dự phòng hiệu quả.
Tùy thuộc nhiều vào loại hình xét nghiệm được chỉ định mà thời gian trả kết quả sẽ thay đổi. Trường hợp chỉ làm các xét nghiệm máu thông thường như công thức máu, đường máu, mỡ máu, chức năng gan, thận… thì chỉ sau khoảng 2 giờ đã có kết quả. Tuy nhiên, với một số xét nghiệm chuyên sâu khác như chỉ điểm ung thư, nội tiết tố… thời gian sẽ lâu hơn.
Nước tiểu là sản phẩm trong quá trình loại bỏ chất thải và các chất khác từ máu qua thận. Do đó, xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bác sĩ phát hiện một số bệnh lý liên quan như bệnh lý về thận, đái tháo đường, gan mật...
Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tiền sử bệnh lý bản thân, tiền sử gia đình, tuổi tác, giới tính, lối sống… Bạn sẽ được chỉ định xét nghiệm máu mỗi lần bạn đi khám sức khỏe kiểm tra toàn diện, có thể là định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thực hiện hiện các xét nghiệm cần thiết.
Đối với những xét nghiệm hóa sinh luôn cần nhịn ăn, đặc biệt xét nghiệm glucose máu (đường máu), lipid máu (mỡ máu) bắt buộc phải nhịn đói 8 - 12 giờ trước khi làm xét nghiệm, vì sau khi ăn, lượng đường và mỡ trong máu tăng lên rất cao. Đối với xét nghiệm công thức máu, nội tiết tố, chỉ điểm ung thư, giáp… thì có thể ăn nhẹ.