Hình 1. Hình ảnh u nguyên bào men xương hàm dưới trên phim CT Scan
(a) (b)
Hình 2. Mô hình giả lập trên phần mềm 3D, mô phỏng vị trí cắt đoạn xương hàm dưới (a) và kế hoạch tái tạo bằng xương mác (b)
Xương hàm dưới được coi là khung đỡ của phức hợp chức năng miệng, họng và hình dáng khuôn mặt. Phẫu thuật tạo hình lại xương hàm dưới giúp khôi phục tối đa các chức năng ăn nhai, cắn, nói, nuốt, thở, tiết nước bọt và đảm bảo cả yếu tố thẩm mỹ cho BN. Do đó, tái tạo lại vùng khuyết hổng sau cắt đoạn là ưu tiên hàng đầu mà bất kì phẫu thuật viên nào cũng mong muốn để phục hồi lại giải phẫu chức năng cho BN. Với những khuyết hổng lớn, tạo hình bằng vạt xương mác tự do luôn là sự lựa chọn đầu tiên. Vạt xương mác có nhiều ưu điểm như có thể cung cấp đủ xương để tái tạo các mất đoạn lớn của xương hàm dưới; thực hiện cắt xương mác tại nhiều vị trí nằm gần nhau mà không làm ảnh hưởng đến khả năng sống của xương; hai kíp mổ cùng tiến hành ở hai vị trí nhằm rút ngắn thời gian phẫu thuật.
Hiện nay công nghệ 3D được áp dụng ngày càng phổ biến trong lĩnh vực Răng hàm mặt như phẫu thuật chỉnh hình xương, phẫu thuật cấy ghép implant nha khoa, phẫu thuật tạo hình…Do đó chúng tôi sử dụng công nghệ 3D để thiết kế giả lập, lên kế hoạch phẫu thuật tạo hình xương hàm bằng vạt xương mác vi phẫu giúp đơn giản và tối ưu hoá điều trị, cho kết quả phẫu thuật chính xác hơn, giảm thời gian phẫu thuật và cuối cùng thu được kết quả tốt về tái tạo cấu trúc xương hàm dưới.
Hình 3. Đoạn xương hàm dưới bị cắt được tái tại bằng xương mác trên phim panorama sau phẫu thuật đúng với thiết kế trên hình ảnh 3D.