• 41 & 51 Nguyễn Huệ, Phường Vĩnh Ninh, TP Huế
Cấp cứu 24/7
(0234)3837777
Hotline
0962871919
Phòng TC-HC
(0234)3847146

07

02

Phòng Chống Bệnh Cúm Trong Thời Điểm Giao Mùa

07-02-2025 BS. Ngô Thị Hồng Ánh

Cúm là bệnh lý về đường hô hấp do virut cúm gây ra, có tính lây lan nhanh, gây nên các đợt dịch theo mùa hằng năm. Nhưng có lẽ do tính phổ biến của bệnh lý này nên đôi khi chúng ta có tâm lý khá chủ quan trong việc điều trị Cúm. Thế nhưng thực tế, bệnh lý này đã để lại những biến chứng rất nghiêm trọng nếu như không phòng ngừa và điều trị một cách kịp thời.

- Triệu chứng Cúm: Bệnh khởi phát cấp tính, lây lan nhanh và dễ lây lan, gây ra các đợt dịch theo mùa hằng năm. Các biểu hiện lâm sàng chính:

 ▪️Triệu chứng toàn thân như ớn lạnh và sốt, cứng cổ và đau đầu, mệt mỏi

 ▪️Kèm theo các triệu chứng đường hô hấp trên như nghẹt mũi và chảy nước mũi, ho và đờm, khô và đau họng.

✅Trước tình hình dịch Cúm đang hoành hành hiện nay, phòng bệnh Cúm là cách bảo vệ sức khỏe ưu tiên và cần thiết nhất‼️

Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra bệnh Cúm là do sức chống đỡ cơ thể kém, nên cảm nhiễm tà khí là phong tà hoặc thời hành dịch độc vào bì mao. Quan điểm “Phòng bệnh trước khi bệnh phát sinh” đã xuất hiện từ lâu trong các phương pháp điều trị của YHCT nhằm mục đích điều hòa âm dương trong cơ thể con người, duy trì sức khỏe và can thiệp sớm trước khi bệnh phát sinh. Và khi đã mắc bệnh, các phương pháp YHCT điều trị hiệu quả nhất có thể áp dụng trong giai đoạn sớm, hỗ trợ năng lượng tích cực, ngăn chặn diễn tiến nhanh của bệnh dẫn đến các biến chứng.

Vậy làm thế nào để phòng bệnh Cúm hiệu quả? Hiện nay, lựa chọn đầu tiên để phòng ngừa Cúm là tiêm vắc-xin cúm, có thể làm giảm hiệu quả tỷ lệ mắc, mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong do cúm. Bệnh cạnh đó, kết hợp với các phương pháp phòng bệnh theo y học cổ truyền sẽ làm tăng hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị Cúm:

✅Hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh hoặc gió mạnh. Khi ra ngoài nên trang bị đầy đủ áo ấm, khẩu trang, khăn choàng,... để giữ nhiệt, đặc biệt giữ ấm vùng cổ gáy, tay chân khi ra đường và khi ngủ.

✅Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, cần vệ sinh miệng họng thường xuyên, xúc miệng với nước ấm. Tránh tắm khuya, tắm quá lâu, tắm nơi không kín gió.

✅Ăn uống điều độ, ăn ít thức ăn dầu mỡ, ăn nhiều trái cây và rau quả tươi,... Hạn chế các đồ uống có cồn như rượu bia và chất kích thích. Sử dụng một số vị thuốc có sẵn ở địa phương vừa có thể xua tan các yếu tố gây bệnh, vừa nuôi dưỡng âm và tăng cường cơ thể như: nấu canh thuốc (15g hành lá, 30g củ cải trắng, 3g rau mùi), trà gừng, táo tàu, bạc hà hoặc trà lá dâu tằm, hoa cúc, tất cả đều có thể giúp ngăn ngừa bệnh Cúm.

✅Rèn luyện thân thể, tập thể dục thể thao, các bài tập dưỡng sinh thường xuyên, giúp làm ấm cơ thể, nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân trong thời tiết giao mùa.

- Ngoài ra, chúng tôi muốn chia sẻ đến quý vị một số phương pháp phòng bệnh theo YHCT như sau:

✨Bài thuốc xông: Đây là phương pháp phổ biến và được ưa chuộng, dùng cho các bệnh cảm mạo giai đoạn sớm, không có mồ hôi.

*Bài 1: Nấu nồi xông với 3 loại lá:

 + Lá có tác dụng kháng sinh: lá hành, lá tỏi,...

 + Lá có tinh dầu, có tác dụng sát trùng đường hô hấp: lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, lá kinh giới, lá bạc hà, lá sả, lá hương nhu,...

+ Lá có tác dụng hạ sốt: lá tre, lá duối...

*Bài 2: Nấu nồi xông với các thành phần:

+ Lá chanh hay bưởi 80g

+ Rau húng (Bạc hà) 20g

+ Lá tía tô 20g

+ Lá sả 2 nhánh

+ Tỏi đập nhỏ 3 tép

 ▪️Cách tiến hành: Rửa sạch cho vào nồi khoảng 2-3 lít nước, đun sôi. Xông từ 10-20 phút. Sau xông ăn một bát cháo hành với lá tía tô.

- Đặc biệt, tại Phòng khám Y học cổ truyền - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế hiện nay có những phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh Cúm hiệu quả như:

+ Xông tinh dầu: với các loại tinh đầu được bào chế từ các loại thảo mộc chuyên dụng để điều trị cảm mạo

+ Ngâm chân với các loại thảo dược được sử dụng như một phương pháp để phòng ngừa và điều trị Cúm

+ Sử dụng phương pháp cứu, ôn châm bằng ngải cứu để dẫn sức ấm và nóng vào bên trong các huyệt để ôn tán hàn tàn, lưu thông khí huyết, phòng bệnh và bảo vệ sức khoẻ

+ Liệu pháp xoa bóp bấm huyệt được sử dụng thường xuyên và rất có hiệu quả hiệu quả trong phòng ngừa và điều trị Cúm,…

+ Sử dụng thuốc YHCT tuỳ theo tình trạng bệnh nhân để nâng cao sức khoẻ, tăng cường thể lực làm giảm các triệu chứng.

Các loại tinh dầu xông cảm có tại phòng khám

Bài viết được tham khảo từ nguồn:

1. Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế (2024), “Cảm mạo”, Giáo trình Bệnh học Nội khoa Y học cổ truyền, tr. 173 - 178.

2. 张东宁、胡月、柏平等 (2024), 中医治未病认识认识流行性感冒防治的研究进展[J]. 临床医学进展, 2024, 14(12): 1545-1549. DOI:10.12677/acm.2024.14123252

 

CÙNG CHUYÊN MỤC
Lợi Ích, Nguy Cơ Và Cách Sử Dụng Ti Giả Đúng Cách Để Bảo Vệ Sức Khoẻ Răng Miệng Cho Trẻ
Giảm Tiểu cầu do Thuốc
Xem tiếp...
THEO DÒNG SỰ KIỆN
Thông tin Hội nghị Khoa học
Hoạt động chào mừng sự kiện

Phòng Vật tư - Trang thiết bị

Thông báo chào mời giá Mua vật tư phục hình răng giả

06-02-2025
Phòng Vật tư - Trang thiết bị

Thông báo chào mời giá Mua Máy khí dung

06-02-2025
Phòng Vật tư - Trang thiết bị

Thông báo chào mời giá Mua Bóng chén

04-02-2025
Phòng Vật tư - Trang thiết bị

Thông báo chào mời giá Mua Dây Curoa

04-02-2025

Tin cập nhật